Mỗi loại vải may mặc sẽ phù hợp với một số kiểu dáng trang phục nhất định. Hiểu rõ đặc tính riêng và biết cách phân biệt các loại vải may mặc sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp, hài hòa với kiểu dáng trang phục nhằm tôn lên phong cách thời trang, vóc dáng và sự tin của bạn.

I. Các loại vải may mặc xu hướng

Hãy cùng Thế giới vải – Lai Yi điểm qua các loại vải may mặc thường dùng trong may mặc nhé.

Vải Chiffon

Vải chiffon hay còn được gọi là vải voan với đặc trưng mềm mịn, mỏng nhẹ quyến rũ và sang trọng với phần lưới được đan dệt vào nhau. Đặc biệt khi sờ vào chất vải may mặc này bạn sẽ có cảm giác hơi thô và độ bóng vừa phải.
Có 2 loại vải chiffon phổ biến:

  • Vải chiffon tự nhiên: lụa và santin là hai chất liệu cơ bản nhất được dùng phổ biến trong sản xuất vải chiffon tự nhiên. Vải chiffon tự nhiên được cấu tạo chủ yếu từ các sợi thô tự nhiên nên đảm bảo được sự thoáng mát, mỏng nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, có thể nhìn xuyên thấu nên được ứng dụng trong việc may nội y, váy đầm, áo dài.
  • Vải chiffon nhân tạo: được làm từ các loại sợi tổng hợp như polyesterm nylon với đặc tính bền chắc, màu sắc, hoa văn đa dạng hơn vải chiffon lụa.

Các ưu và nhược điểm của vải chiffon:

  • Ưu điểm: chất liệu ít bị nhàu khi mặc, màu sắc cùng hoa văn phong phú tạo cảm giác dễ chịu và thoáng mát cho người mặc.
  • Nhược điểm: vải khó thiết kế, tương đối mỏng và dễ bám bẩn hơn các loại vải khác.
Chất vải may mặc Chiffon nhẹ nhàng và thoáng mát

Vải đũi

Vải đũi là loại vải may mặc được dệt từ sợ đũi với bề mặt khá thô, chất vải khá xốp nhưng mềm mại hơn vải thô, vải bố khá nhiều. Sợi đũi là phần thừa ra từ quá trình ươm tơ và được lấy từ kén của tằm với hình dáng sợi thô, to hơn loại sợi tơ tằm dệt lụa với chất sợi nhỏ đều, mềm mịn. Để có được sợi đũi bạn cần phải nấu kén tằm cho kỹ để kén mềm ra.
Có 3 loại vải đũi chính:

  • Vải đũi thô: với tên gọi là lụa Tussah, được dệt từ sợi những tơ tằm thô chưa quá xử lý nhiều nên vẫn có độ thô đặc trưng.
    Vải đũi xước: là loại vải may mặc mềm mịn, chất liệu dày dặn với đặc điểm bề mặt vải có các vết xước nhẹ và không gây nóng cho người mặc.
  • Vải đũi hoa: là loại vải đũi thông thường kèm theo các hoa văn trên nền vải thích hợp sử dụng cho những kiểu đầm, áo quần phong cách nhẹ nhàng, tinh tế.

Các ưu và nhược điểm của vải đũi:

  • Ưu điểm: thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát và không gây kích ứng da, phù hợp với cả làn da em bé.
  • Nhược điểm: vải đũi dễ nhăn và tạo nếp gấp khi sử dụng.
Chất liệu vải đũi dùng trong may mặc với vẻ đẹp mộc mạc

Vải lụa

Vải lụa là loại may mặc cao cấp được dệt từ sợi tơ tằm với đặc điểm mỏng nhẹ, mịn màng và mát lạnh. Quá trình sản xuất ra loại lụa này đòi hỏi nhiều công phu và sự tỉ mỉ của nghề thợ nên ngày xưa lụa thường được dùng cho vua chúa. Có thể nói đây là chất liệu bền chắc nhất trong các loại vải, có độ óng mượt tự nhiên.
Vải lụa được phân thành các loại sau:

  • Vải lụa satin: được làm bằng tơ tằm cao cấp theo kỹ thuật dệt tạo thành các sợi ngang dọc đan xen tiếp nối nhau, nếu sợi ngang nhiều hơn sợi dọc thì lụa satin càng bóng đẹp, mịn màng.
  • Vải lụa tơ tằm: được dệt theo phương pháp thủ công truyền thống, bề mặt vải có màu trắng ngà của tơ tằm tự nhiên, hoa văn đơn giản.
  • Vải lụa cotton: được tạo thành từ sợi cotton và vải lụa với đặc tính thoáng mát, chống tĩnh điệnt tốt.
  • Lụa Twill: được tạo thành từ sợi đan chéo, có độ bền và độ dày cao, đặc biệt hai bề mặt của vải lụa khác nhau.
  • Lụa Twist: hay còn gọi là lụa hai da với 50% lụa tơ tằm và 50% sợi visco, có độ bóng mịn, chống nhăn, độ bền cao.
  • Lụa gấm Jacquard: được dệt bằng kỹ thuật cao nên nét hoa văn chìm trên bề mặt vải tạo nên sang trọng và tinh tế.
  • Damask Silk: sử dụng hình thức dệt vân sợi như vải lụa satin nhưng cấu trúc dệt có sự thay đổi.

Các ưu và nhược điểm của vải lụa:

  • Ưu điểm: chất tự nhiên nhẹ, bền màu, sắc bóng tạo nên sự sang trọng cho người mặc, có khả năng chịu nhiệt và hút ẩm tốt.
  • Nhược điểm: giá thành cao do quá trình sản xuất tốn nhiều công sức, độ co giãn trung bình.

Xem thêm: Lụa Latin sang trọng và tinh tế may đầm

Chất vải may mặc lụa Latin thanh lịch và sang trọng

Vải cotton

Vải cotton là loại vải thường dùng trong may mặc, được cấu tạo chính là sợi bông tự nhiên kết hợp với các thành phần khác. Vải cotton với đặc tính nhẹ, thoáng mát, có độ bền và độ co giãn cao.

Vải cotton gồm 3 loại:

  • Cotton thun: mặt vải mềm, độ bền cao, có sự co dãn và bền màu tốt .
  • Cotton lạnh: bề mặt vải mịn mát lạnh, không bị nhăn, ít phai màu và độ thấm hút mồ hôi kém.
  • Cotton lụa: là sự kết hợp của sợi tơ tằm tự nhiên và sợi bông tạo nên sự mềm mại, mát mẻ khi mặc mà không bị nhăn nhàu khi giặt.

Các ưu và nhược điểm của vải cotton:

  • Ưu điểm: có độ bền cao, thấm hút mùi hôi tốt và thoáng mát cho người mặc.
  • Nhược điểm: bề mặt vải hơi ứng nên khi dùng cho nữ thường pha thêm các chất liệu khác.
Vải thời trang cotton mỏng nhẹ

Vải kaki

Vải kaki được thành từ 100% sợi cotton đan chéo hoặc pha giữa cotton cùng sợi khác. Vải có độ dày, bề mặt thô cứng lên form chuẩn và ít bị nhăn nên thường được sử dụng may quần, áo sơ mi.
Vải Kaki bao gồm 2 loại:

  • Vải Kaki thun: là loại vải được kết hợp thêm sợi Spandex để tăng độ co dãn, thoáng mát và thoải mái cho người sử dụng.
  • Vải Kaki không thun: được pha thêm chất liệu vải bố do đó có độ cứng cao, ít co dãn nên thường sử dụng may quần.
  • Vải kaki cotton: được dệt từ sợi bông nên thoáng mát, nhẹ và bền, thường được dùng may đầm, váy…
  • Vải kaki polyester: được tạo thành từ sợi tổng hợp, ít co giãn và chống thấm nước tốt nên thấm mồ hôi kém và được sử dụng phổ biến để may áo da, ba lô, túi xách,…

Các ưu và nhược điểm của vải kaki:

  • Ưu điểm: có độ bền cao, chất dày dặn, không bị xù lông khi mặc.
  • Nhược điểm: chất vải kém co dãn.
Vải may mặc kaki dày dặn thích hợp may áo khoác và quần

Vải Jean

Vải Jean (vải bò) được dệt từ sợi cotton Duck và bông thô, có màu xanh đặc trưng.
Vải jeans được chia thành 2 loại:

  • Jean cotton: được kết hợp giữa chất liệu cotton và Jeans, có độ co giãn khá kém.
  • Skinny jean: có độ co giãn tốt hơn jeans cotton, thường sử dụng để may quần jean dáng ôm.

Các ưu và nhược điểm của vải jean:

  • Ưu điểm: có độ bền chắc, không bị co rút và nhăn khi giặt, tạo nên sự trẻ trung và phong cách cho người mặc.
  • Nhược điểm: độ co dãn thấp khó khăn trong việc di chuyển, độ thấm hút mồ hôi kém.

Tham khảo ngay: Các mẫu vải tại công ty Lai Yi

Vải jean may mặc năng động và hiện đại

Vải kate

Vải kate là sự kết hợp giữa sợi bông và polyester với đặc tính mềm mại, thoáng mát cho người mặc.
Vải Kate bao gồm các loại sau:

  • Vải kate lụa: vải có đặc tính thoáng mát, mềm mại, bền màu và là loại vải được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang.
  • Vải kate Hàn: đặc trưng bởi sự bền màu, độ bền thấp hơn các loại kate khác.
  • Vải Kate Sọc: với các sọc đan xen, nổi bật mang đến sự năng động cho người mặc.
  • Vải Kate Polinz: có độ dày hơn, dễ thấm hút mồ hôi hơn, được dùng để may các trang phục cao cấp, chuyên nghiệp.

Các ưu và nhược điểm của vải kate:

  • Ưu điểm: vải không bị nhăn khi giặt, thân thiện với làn da, dễ dàng ủi và bảo quản.
  • Nhược điểm: độ co giãn thấp.
Vải kate phong cách công sở

Vải nỉ

Vải nỉ là loại vải may mặc kết hợp giữa vải và len, được tạo ra bằng cách nén và phủ sợi.
Vải nỉ có ba loại phổ biến sau:

  • Vải nỉ Hàn Quốc: có độ mềm mại, không bị đổ lông sau một thời gian sử dụng, có độ co giãn tốt, thường sử dụng làm các đồ handmade.
  • Vải nỉ thông thường: có độ mỏng, ít đổ lông và có sự co giãn nhẹ, giá thành rẻ.
  • Vải da cá: có khả năng giữ nhiệt tốt và độ co dãn mang đến sự thoải mái cho người mặc.

Các ưu và nhược điểm của vải nỉ:

  • Ưu điểm: độ bền cao, không bị phai màu, giữ ấm tốt và phù hợp sử dụng cho mùa đông.
  • Nhược điểm: dễ dính bẩn và đôi khi gây bí hơi.
Vải nỉ thích hợp sử dụng cho mùa đông

Vải thô

Vải thô (canvas) được dệt từ các sợi bông và gai, dệt theo dạng lưới có độ bền cao, ít thấm nước và có sự co giãn bốn chiều.
Vải thô bao gồm 2 loại sau:

  • Vải thô dệt từ cotton: có độ bền cao, giá thành rẻ nên thường sử dụng trong các mẫu thiết thời trang.
  • Vải thô dệt từ vải lanh: đây là loại vải chất lượng và chi phí cao.

Các ưu và nhược điểm của vải thô:

  • Ưu điểm: chất vải mộc mạc, thoáng mát và có độ thấm mồ hôi tốt.
  • Nhược điểm: cứng và dày nên gây khó chịu.
Vải thô có độ bền cao

Vải spandex

Vải spandex được tạo thành từ Polyme nhờ vào quá trình kéo sợi có độ đàn hồi, co dãn và khả năng chịu nhiệt tốt.
Vải spandex bao gồm ba loại sau:

  • Cotton spandex : có độ co giãn tốt, thấm hút cao, thích hợp sử dụng để may quần áo thể thao.
  • Len spandex: kết hợp giữa sợi len và spandex có độ co giãn và đàn hồi tốt, được dùng chủ yếu để sản xuất quần áo ấm.
  • Poly spandex: được tạo ra từ sợi polyester và spandex có đặc tính mềm mại tạo sự thoải mái cho người mặc.

Các ưu và nhược điểm của vải spandex:

  • Ưu điểm: có khả năng chịu mài mòn và độ bền tốt, không tích điện
  • Nhược điểm: dễ phai màu, độ thấm hút kém.
Vải spandex có độ thấm hút cao

Vải ni lông

Vải ni lông là một loại vải nhân tạo thuộc nhóm polyme tổng hợp khó phân hủy trong môi trường. Chất vải có giá thành rẻ, ít độ co dãn, không thấm hút mồ hôi gây nóng bức cho người mặc.

Vải nylon

Vải len

Vải len với khả năng giữ nhiệt tốt, được sản xuất từ sợi và sản xuất chủ yếu từ lông động vật. Đặc trưng của vải len là sự co giãn, mềm mại, tạo sự thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, vải len dễ ám mùi và giặt lâu khô.

Vải len

Vải lanh

Vải lanh (linen) được dệt từ các sợi của cây lanh khi sờ vào có cảm giác thô, nhám với độ đàn hồi kém, không co giãn mang lại cảm giác thông thoáng và mát mẻ khi dùng.

Vải lanh

Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa được dệt nên từ nhiều loại sợi khác nhau như Viscose, Polyester Nylon và sợi Spandex.
Vải vô cùng chắc chắn, có độ co giãn phù hợp, không quá dày và quá mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và tạo được sự thoáng mát cho người đọc. Độ bền của vải cũng được đánh giá cao, ít bị nhăn hay bám bụi khi mặc.

Vải tuyết mưa

Liên hệ ngay Lai Yi để nhận ngay báo giá các loại vải may mặc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.